Thứ nhất, hành vi thao túng tâm lý khiến cho con trở nên hoang mang và mất tin tưởng vào chính khả năng nhận định và phán đoán của bản thân. Điều này dẫn đến vô số những hệ quả không mong muốn khác chẳng hạn như giảm sút sự tự tin, thu mình, giảm năng lực tìm tòi và sáng tạo.
Thao túng tâm lý gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của con trẻ
Tiếp theo, việc phủ nhận cảm xúc của con và cho rằng nó là thái quá về lâu dài , vô tình đẩy con vào xu hướng che giấu hoặc tự phủ nhận cảm xúc của chính mình. Đây cũng là một trong những yếu tố dẫn đến các vấn đề về tâm lý thường gặp bao gồm cả lo âu và trầm cảm.
Còn điều nguy hiểm hơn nữa nằm ở việc, nếu sự phủ nhận được lặp đi lặp lại đủ lần, sẽ hình thành ở con niềm tin rằng con luôn sai hay luôn là nguyên nhân của vấn đề. Đây là một nguy cơ rất lớn khiến con có khả năng trở thành nặng nhân của những mối quan hệ độc hại với những kẻ xấu chỉ muốn lợi dụng con. Bởi lẻ, thay vì việc nhận ra kẻ xấu đó đang đối xử bất công với con, con có thể cho rằng đó là một phần lỗi ở con vì con quá nhạy cảm hay đang quá đòi hỏi.
Hạn chế việc “gán” cho con những “chiếc nhãn” như “lười biếng”, “thiếu ý chí”, “quá nhạy cảm” hay bất cứ “chiếc nhãn” nào khác mang hàm ý quy kết bản chất con là không tốt.
Chắc chắn trẻ sẽ cảm thấy khó chịu khi bị gọi bằng những tên gọi tiêu tực
Khi con bày tỏ quan điểm hay chia sẻ về cảm xúc của bản thân, thay vì lập tức “lái” con theo ý kiến của cha mẹ (“con đừng nên như vậy”, “con phải làm như thế này”,...). cha mẹ có thể thử kìm mình lại một chút, nhắc nhở bản thân rằng đây là trải nghiệm của con và con có lý do để thấy như vậy.
Làm cha mẹ không hề dễ dàng. Công việc có thể mệt mỏi, cuộc sống gia đình có thể áp lực và con cái đôi khi có thể có những cách hành xử thiếu chín chắn. Nhưng cảm xúc của mỗi người trước tiên là trách nhiệm của chính người đó. Cha mẹ cần học cách công nhận và tự điều chỉnh cảm xúc không dễ chịu của bản thân thay vì dồn nó lên con.