logo

Chuyên gia Loan Văn Sơn và chiến lược xây dựng văn hóa gia đình, nuôi dạy con cái thời dịch Covid-19

Chuyên gia Loan Văn Sơn và chiến lược xây dựng văn hóa gia đình, nuôi dạy con cái thời dịch Covid-19

Chuyên gia Loan Văn Sơn và chiến lược xây dựng văn hóa gia đình, nuôi dạy con cái thời dịch Covid-19

 Ông Loan Văn Sơn – Chủ tịch hội đồng quản trị của tập đoàn TOPPION là một nhân vật rất nổi tiếng trong giới kinh doanh trong vai trò huấn luyện hành vi cho các nhà lãnh đạo và xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Bên cạnh đó, ông còn được cộng đồng phụ huynh biết đến trong việc xây dựng văn hóa gia đình và nuôi dạy con cái.

 

Thưa ông Sơn, ông có thể chia sẻ với độc giả về kinh nghiệm dạy con của bản thân?

Tôi sinh ra trong gia đình nông dân thiếu thốn về vật chất rất nhiều nhưng rất may mắn, cuộc sống tinh thần luôn được ba mẹ bù đắp trọn vẹn thương yêu. Điều này là động lực giúp tôi có ý chí vững vàng nỗ lực vươn lên trong cuộc sống và đạt được những thành công nhất định.

Cha mẹ tôi vốn dĩ là những nông dân quanh năm “chân lấm tay bùn” nhưng họ luôn tạo cơ hội điều kiện để nuôi dạy tôi trở thành một người công dân người tốt, cho tôi học hành đến nơi đến chốn. Đi học, đi làm, trưởng thành và đến khi làm cha, tôi thật sự thấu hiểu những giá trị, niềm tin tốt đẹp mà ông bà đã “gieo hạt” nơi tâm hồn mình từ thuở thơ ấu.

 

Hiện tôi là một người có nhiều năm kinh nghiệm trong tái thiết doanh nghiệp, tư vấn triển khai - bảo trì văn hóa doanh nghiệp cho các công ty, tập đoàn lớn. Trong quá trình huấn luyện của mình, tôi đã phát hiện ra một điều lý lý thú là phần lớn hành vi của lãnh đạo được hình thành và chi phối bởi phần lớn môi trường văn hoá gia đình.

 

Chính những bài học quý từ thời thơ ấu cộng với những hiểu biết trải nghiệm của bản thân và các kiến thức về chuyên môn tâm lý học, tôi quyết định xây dựng một chương trình đào tạo để tạo môi trường tương lai cho những đứa con mình trải nghiệm và phát triển cũng như những đứa trẻ khác đồng thời lan tỏa kinh nghiệm này tới các bậc phụ huynh khác. Tôi rất mừng là khóa khai giảng đầu tiên của tôi đã được đông đảo các họ đón nhận và ủng hộ.

 

Theo ông, văn hóa gia đình là gì và tầm quan trọng của nó?

Văn hóa gia đình là giá trị cốt lõi của văn hóa xã hội, nhất là khi đó lại là khởi nguồn sinh ra con người, nuôi dưỡng con người từ khi sinh ra đến khi trưởng thành. Sự trưởng thành ấy có bền vững hay không đều xuất phát căn bản từ những bước khởi đầu trong gia đình. Văn hóa gia đình là hệ thống tư duy, giá trị, niềm tin, nguyên tắc mà các thành viên trong gia đình đồng thuận và và duy trì theo thói quen.

 

Văn hoá gia đình đóng vai trò rất quan trọng trong chính gia đình và cả xã hội: Thứ nhất - là các nguyên tắc để thống nhất ngôn ngữ chung trong gia đình, thứ 2 - là cơ sở để làm nguyên tắc giáo dục con cái, thứ 3- là cơ sở để giải quyết và hạn chế các xung đột, thứ 4 - là nền tảng giúp chúng ta đứng vững trước các cám dỗ của kinh tế, và cuối cùng -  giúp gia đình phát triển bền vững qua nhiều thế hệ.

Để xây dựng văn hoá gia đình cần có 3 điều kiện: tuyên ngôn sứ mệnh gia đình, các nguyên tắc văn hoá gia đình, các hoạt động truyền thống. Xây dựng văn hóa gia đình phụ thuộc vào phương pháp và khả năng lãnh đạo và ảnh hưởng của cha mẹ trong gia đình. Nghĩa là phải dạy cho người làm cha, mẹ cách thức làm cha, mẹ - khi người ấy đóng vai trò phụ huynh. Và đặc biệt là sự kiên trì trong quá trình làm.

 

Lịch trình công việc, học tập và sinh hoạt thường ngày của chúng ta đều bị tác động bởi đại dịch. Đây thực sự là một khó khăn đối với con trẻ và ngay cả với chính ông. Anh đã duy trì văn hóa gia đình mình như thế nào?

Về cơ bản lối sinh hoạt của bản thân tôi và gia đình cũng không có nhiều thay đổi so với trước đại dịch. Cơ bản là chúng tôi là có nhiều thời gian hằng ngày bên nhau và thời gian dành cho con nhiều hơn thường ngày. Vấn đề là làm thế nào chúng ta sử dụng hết thời gia đang có và có chủ đích.

 

Khi dịch Covid-19 bắt đầu ở Việt Nam, tôi đã dự đoán dịch sẽ kéo dài 2 tháng và tôi đã lên lịch trình cho bản thân cho gia đình trong thời gian này: 10 ngày đầu cả gia đình đi du lịch và số ngày còn lại về quê ông bà để có nhiều trải nghiệm hơn.

 

Tôi đã làm nguyên 1 nhà sàn bằng tre giữa vườn cây của ông bà đề làm việc online và cho con trải nghiệm cứ 3 ngày là chủ đề như: Rèn luyện kỷ luật, tính tập trung, sự sáng tạo, linh hoạt làm các công việc nhà, tìm hiều về thế giới xung quanh… Kết thúc mỗi ngày tôi đều hỏi các con mục tiêu ngày mai là gì và chúng sẽ làm gì để đạt mục tiêu đó? Điều này sẽ giúp trẻ không có cảm giác tù túng vì chúng sẽ sinh hoạt theo một kế hoạch lập sẵn.

 

 

Ông đã thiết lập một lịch trình sinh hoạt mới cho bản thân và gia đình mình như thế nào?

Sáng thức dậy tôi tập chơi thể thao rồi phụ giúp bố mẹ. Sau đó tôi làm việc online với nhân viên và khách hàng của mình. Thời gian còn lại tôi cùng con làm 1 số vật dụng bằng tre như bàn ghế, ly tách, điều này sẽ giúp các con có thêm tính sáng tạo và nhiều kỹ năng sống …Ngoài ra tôi cũng rất hạn chế cho con sử dụng điện thoại để tránh ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ.

 

Dịch bệnh chắc chắn đã khiến doanh nghiệp của anh bị ảnh hưởng ít nhiều về vấn đề tài chính. Làm thế nào để ông giữ được thái độ tích cực trong gia đình mình?

Vì công việc của tôi chuyên về nghiên cứu, dự báo nên tôi đã đánh giá đúng tình hình và đã có sự chuẩn bị hợp lý. Tôi chuyển từ kinh doanh trực tiếp chuyển qua hình thức online và rút ngắn kênh bán hàng và chủ động tập cách làm việc online ở cho cho nhân viên từ trước để khi có lệnh hạn chế thì mọi người không bỡ ngỡ. Đặc biệt đội ngũ chuyên môn của tập đoàn dành nhiều thời gian cho nghiên cứu, phát triển và chăm sóc khách hàng.

 

Để giữ được thái độ tích cực trong lúc khó khăn, thay vì nghĩ cách thực hiện thì hãy tập trung làm những gì có thể chủ động và phát triển bản thân, phát triển văn hoá gia đình đồng thời dành thời gian làm tất cả những việc mà bình thường mình không có nhiều cơ hội về thời gian để làm.

(Theo Pro Parents) 

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT